Thi công chống thấm sàn mái

Thi công chống thấm sàn mái

Ngày đăng: 12/05/2022 03:16 PM

    Sàn mái là vị trí chịu nhiều tác động của thời tiết và nhiệt độ nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Vì vậy khi xây dựng bất kỳ công trình nào, chống thấm sàn mái cũng là hạng mục cần được ưu tiên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, gia chủ phải lựa chọn đúng vật liệu chống thấm và biện pháp thi công phù hợp. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình chống thấm sàn mái với 3 loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay nhé.

     

    chống thấm sàn mái

     

    Có Chống thấm Toàn Thắng, không còn nỗi lo sàn mái thấm dột

     

    Sàn mái là gì? Tại sao phải chú trọng chống thấm sàn mái?

     

    Hiểu một cách đơn giản, sàn mái là bộ phận bao phủ phần trên của công trình kiến trúc, nhà cao tầng, biệt thự… Nó giúp bảo vệ công trình trước các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, gió, bão… và tạo nên diện mạo kiến trúc đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

     

    Tại sao cần chống thấm sàn mái?

     

    Như đã đề cập đến ở trên, sàn mái là phần nằm trên cùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Nếu sàn mái bị thấm dột, nước sẽ chảy từ mái xuống tường khiến tường bị ẩm mốc, vàng ố hay nứt vỡ. Nguy hiểm hơn là lượng nước này có thể thấm vào ổ điện và các thiết bị điện tử, gây ra tình trạng chập cháy ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả gia đình.

     

    Ngoài ra, khi sàn mái bị thấm thì độ ẩm trong nhà sẽ tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Chúng là tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, đau đầu, đau khớp… Hơn nữa mái nhà bị thấm dột quá lâu có thể làm hỏng móng nhà, ẩn chứa nguy cơ sụt lún khó lường. Trường hợp này cũng cần tiêu tốn một khoản phí khá lớn để khắc phục, sửa chữa.

     

    Do đó, bạn nên thực hiện chống thấm mái nhà khi tiến hành đổ mái hoặc ngay sau khi đổ mái để tiết kiệm tối đa thời gian - công sức - tiền bạc, không nên để mái nhà thấm dột rồi mới tìm biện pháp xử lý. Công tác chống thấm sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm hại của nước lên sàn mái, bảo vệ kết cấu và tăng tuổi thọ cho công trình.

     

    Quy trình chống thấm sàn mái thông dụng

     

    chống thấm sàn mái

     

    Dù có lựa chọn loại vật liệu nào thì trước khi tiến hành chống thấm, bạn cũng phải bắt tay vào xử lý và chuẩn bị bề mặt để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu.

     

    Chuẩn bị bề mặt

     

     Loại bỏ lớp vữa xi măng hoặc hồ dầu dư thừa trên bề mặt. Việc này nên làm thủ công bằng tay bằng búa dăm, búa đục, mũi đục… để có thể loại bỏ hoàn toàn.

     

     Làm sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt. Việc này không chỉ giúp quá trình chống thấm thuận tiện hơn mà còn đảm bảo sự thẩm thấu của vật liệu chống thấm.

     

     Nếu bề mặt xuất hiện những đường rạn hay vết nứt, hãy đục mở miệng các đường rạn nứt đó sao cho cả chiều rộng lẫn chiều sâu của chúng đều đạt 2cm.

     

     Đối với các lỗ ống thoát nước xuyên sàn, hãy đục rãnh quanh miệng ống sâu 3cm, rộng từ 2 - 3cm rồi lắp đặt thanh cao su trương nở quanh các lỗ này.

     

     Nếu là sàn lệch, hãy thi công chống thấm thêm phần gờ hông chân tường một đoạn 20cm để ngăn chặn hiện tượng nước thấm từ chân tường lên phần tường bên trên.

     

     Mài bề mặt bằng máy mài lắp chổi cước sắt để làm tróc hết tạp chất, bụi bẩn còn sót lại. Dọn vệ sinh bằng chổi, cọ quét, máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp để có được bề mặt sạch sẽ.

     

    Tiến hành chống thấm

     

    Sau khi đã chuẩn bị bề mặt chống thấm xong xuôi, ta có thể áp dụng các phương pháp chống thấm tùy theo hiện trạng công trình và vật liệu chống thấm. Sau đây là quy trình chống thấm sàn mái của 3 loại vật liệu thông dụng trên thị trường:

     

    Chống thấm bằng màng bitum khò nóng

     

    - Quét một lớp sơn lót gốc Bitum lên bề mặt để tăng độ bám dính cho màng trước khi dán. Lớp này phải được dàn mỏng đều và phải phủ kín bề mặt.

     

    - Kiểm tra lớp màng trước khi dán, bề mặt khò phải được úp xuống dưới. Bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò gas và khò đều đặn vào mặt dính bên dưới màng.

     

    - Khi nào thấy lớp bitum chảy mềm thì dán màng xuống khu vực cần chống thấm, chú ý phân phổ nhiệt đồng đều và thao tác nhanh để đạt hiệu quả cao.

     

    - Tác dụng lực cơ học bằng cách sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để miết chặt màng lên bề mặt, tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

     

    - Cán vữa bảo vệ lên trên lớp bitum để bảo vệ màng, tránh làm rách màng trong quá trình lưu thông, vận chuyển dụng cụ…

     

    chống thấm sàn mái

     

    Cán vữa lên trên lớp màng ngay sau khi thi công xong để bảo vệ màng chống thấm

     

    Chống thấm bằng màng bitum tự dính

     

    - Quét một lớp sơn lót gốc Bitum lên bề mặt để tăng độ bám dính cho màng trước khi dán. Lớp này phải được dàn mỏng đều và phải phủ kín bề mặt.

     

    - Kiểm tra lớp màng trước khi dán, bề mặt dán phải được úp xuống dưới. Trải cuộn màng chống thấm lên sàn và cắt màng theo kích thước sàn mái.

     

    - Bóc lớp giấy lót, dán màng chống thấm lên rồi dùng con lăn gỗ ép phẳng bề mặt và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

     

    - Thi công từ vị trí thấp nhất đi về hướng cao dần với bề mặt có độ dốc. Tại vị trí chồng mí, biên độ chồng mí từ 7 - 10cm, dùng bay miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.

     

    - Làm lớp bảo vệ ngay sau khi thi công để tránh làm rách màng trong quá trình lưu thông, vận chuyển dụng cụ…

     

    Chống thấm bằng Sika

     

    - Trường hợp bê tông hút nước phải làm ẩm bề mặt trước bằng cách tưới nước sạch nhưng không được làm đọng nước.

     

    - Quét một lớp lót mỏng lên bề mặt bê tông khô bằng chổi quét hoặc máy phun với định mức 0.2 - 0.3 kg/m2.

     

    - Khi lớp lót khô hoàn toàn, tiến hành thi công lớp Sika thứ nhất không pha loãng với mật độ 0.6 kg/m2. Tiếp tục quét thêm lớp 2 - 3 với mật độ kg/m2, thời gian nghỉ giữa các lớp là 2 tiếng.

     

    - Khi lớp Sika khô toàn toàn, tiếp tục quét vữa chống thấm Sika lên và hoàn thiện bằng cách xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt, bạn có thể xoa đều bằng bay thép.

     

    Ngâm thử nước và nghiệm thu

     

    Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 - 24 tiếng, tiếp tục ngâm thử nước trong 24 tiếng. Nếu hiệu quả chống thấm đạt thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Nếu phát hiện ngấm nước cần phải trám trét xử lý các vị trí đó ngay.

     

    chống thấm sàn mái

     

    Trên đây là 3 loại vật liệu phổ biến trong chống thấm sàn mái bê tông và quy trình thi công của từng loại. Mỗi vật liệu đều có những ưu nhược điểm riêng và điều quan trọng là quá trình thi công phải đúng kỹ thuật, đúng định lượng thì hiệu quả chống thấm mới được như mong muốn.

     

    Dịch vụ chống thấm sàn mái chuyên nghiệp tại Toàn Thắng Sài Gòn

     

    Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho sàn mái của mình, hãy liên hệ Chống thấm Toàn Thắng để được tư vấn các giải pháp chống thấm hợp lý với giá thành tốt nhất. Là công ty có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, chúng tôi sẽ mang lại cho bạn dịch vụ chất lượng - bảo hành dài hạn.

     

    Toàn Thắng cam kết sử dụng nguyên vật liệu chống thấm chính hãng, nguồn gốc rõ ràng. Đội ngũ thợ thi công đã qua đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đơn vị luôn cập nhật và áp dụng những kỹ thuật chống thấm tiến tiến, đảm bảo chống thấm triệt để, nói không với thấm dột.

     

    chống thấm sàn mái

     

     

    Để biết thêm thông tin về dịch vụ và giá thi công chống thấm sàn mái, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua những thông tin dưới đây:

     

    CÔNG TY TNHH SX - TM - DV XÂY DỰNG TOÀN THẮNG SÀI GÒN

    Địa chỉ 1: 98/15 Tân Chánh Hiệp 8, Khu phố 11, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12

    Địa chỉ 2: Số 45/2, Đường 36, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức

    Địa chỉ 3: D1/38 QL1A, Thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh

    Gmail: thangsonbang@gmail.com

    Hotline: 0903 300 078 (Mr Bình) - 0908 047 616 (Mr Thắng)

    Website: tamlopxanh.com - tonlaysang.com - tamloppoly.vn

    Zalo
    Hotline
    Icon báo giá